TỦ ĐIỆN ATS-SỬ DỤNG CONTACTOR

Liên hệ ngay với chúng tôi:

Nhà máy: Km15 Đại Lộ Thăng Long, Vân Côn, Hoài Đức, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243 212 3059

Di động: Ms Huyền – 0934 660 891

Email: Kinhdoanh.codienvinhtien@gmail.com

Mô tả

Tủ điện ATS (Automactic Transfer Switch Panel) là thiết bị dùng để chuyển nguồn tự động từ nguồn chính sang nguồn dự phòng khi nguồn chính có sự cố như thấp áp, cao áp, mất pha, đảo pha hay mất nguồn,… Tủ điện ATS thông thường dùng để chuyển đổi nguồn lưới-lưới hoặc lưới-máy phát. Nguồn chính thường lấy từ điện lưới quốc gia và nguồn dự phòng thường là máy phát điện, điện năng lượng tái tạo hoặc hệ thống UPS.

Nguyên lý hoạt động cơ bản của tủ ATS là theo dõi thông số các nguồn điện và chuyển tín hiệu điều khiển đóng cắt các nguồn điện khi chất lượng điện năng thay đổi hay có sự cố xảy ra:

  • ATS  theo dõi tình trạng hoạt động của nguồn điện chính và cung cấp điện dự phòng khi nguồn điện chính bị một số lỗi như : thấp áp, cao áp, mất pha, đảo pha, tần số trên dưới mức cho phép , mất trung tính, mất điện hoàn toàn
  • Hệ thống điều khiển sẽ đưa ra lệnh hoạt động tự động như sau:
  1. Ngưng cung cấp nguồn lưới chính vào phụ tải.
  2. Khởi động động cơ sơ cấp (máy nổ diesel hoặc máy dự phòng năng lượng tái tạo).
  3. Đóng nguồn điện cung cấp từ nguồn dự phòng vào phụ tải.
  4. Khi nguồn điện chính được phục hồi hệ thống điều khiển sẽ tự động :
  • Ngắt nguồn cung cấp từ nguồn dự phòng cấp cho phụ tải.
  •  Đóng lại nguồn điện chính cung cấp cho phụ tải.
  • Tạo tín hiệu chạy không tải và dừng động cơ sơ cấp (động cơ diesel hoặc máy dự phòng khác như năng lượng tái tạo) của máy phát , sau một thời gian tổ máy phát vận hành tại trạng thái không tải.

Các loại Tủ điện ATS: Thường có 4 loại chính

  • Tủ điện ATS sử dụng thiết bị chuyển nguồn bằng máy cắt không khí (ACB): Thường sử dụng cho hệ thống có công suất lớn, hệ thống hoạt động ổn định có độ bền cao, có chức năng bảo vệ quá tải, nhược điểm của loại này thường có kích thước lớn và chi phí đầu tư cao.
  • Tủ điện ATS sử dụng thiết bị chuyển nguồn bằng máy cắt hợp bộ: Là thiết bị chuyên dụng nên các loại công suất sử dụng đa dạng, thường có các bộ điều khiển của hãng đồng bộ đi kèm, hoạt động ổn định và có độ bền cao, chi phí đầu tư vừa phải, kích thước nhỏ gon, nhược điểm của loại này là thiết bị có dải dòng cách xa nhau khi chọn thiết bị không được linh hoạt, không có chức năng bảo vệ quá tải và là thiết bị tích hợp nên khi kéo cáp vào hệ thống cáp điện thường bị đè lên nhau.
  • Tủ điện ATS sử dụng MCCB: Thường sử dụng cho hệ thống có công suất trung bình, hệ thống hoạt động ổn định có độ bền cao, có chức năng bảo vệ quá tải, nhược điểm của loại này là không phổ biến và chi phí đầu tư khá cao.
  • Tủ điện ATS sử dụng Contactor: Sử dụng cho hệ thống có công suất nhỏ, giá thành thấp, nhược điểm của loại này là tổn hao công suất của contactor, không tích hợp chức năng bảo vệ quá tải.
STT ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT THÔNG SỐ CƠ BẢN
1 Tiêu chuẩn IEC 61439 – 1, 2
2 Số cực 3P 5W hoặc 1P 3W
3 Điện áp làm việc định mức (Ue) 400/690 VAC
4 Điện áp cách điện định mức (Ui) Lên đến 12 kV
5 Dòng định mức (In) Lên đến7400A
6 Dòng ngắn mạch định mức (Icu) Lên đến 150kA/s
7 Tần số làm việc (H) 50/60Hz
8 Thiết bị đóng cắt ACB Schneider, ABB, Siemens, Mitsubishi, LS…
9 Thiết bị đo đếm Schneider, Emic, Selec…
10 Bộ điều khiển ATS Siemen, Omron, Osung, Smart Gen…
11 Cấp bảo vệ IP30 – IP 55
12 Form tủ điện 1, 2a, 2b, 3a, 3b, 4a, 4b
13 Vật liệu vỏ tủ Tôn sơn tĩnh điện, mạ kẽm nhúng nóng hoặc Inox theo yêu cầu của khách hàng
14 Bề mặt hoàn thiện Sơn tĩnh điện, mạ kẽm nhúng nóng
15 Độ dày tiêu chuẩn 1.0, 1.2, 1.5, 2.0, 2.3 mm
16 Màu sắc Hệ màu quốc tế RAL 7032, RAL 7035…
17 Loại lắp đặt Cố định hoặc ghép nối
18 Môi trường làm việc Trong nhà hoặc ngoài trời

 

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

Nhà máy: Km15 Đại Lộ Thăng Long, Vân Côn, Hoài Đức, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243 212 3059

Di động: Ms Huyền – 0934 660 891

Email: Kinhdoanh.codienvinhtien@gmail.com