TỦ CHIẾU SÁNG TỰ ĐỘNG

Nhà máy: Km15 Đại Lộ Thăng Long, Vân Côn, Hoài Đức, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243 212 3059

Di động: Ms Huyền – 0934 660 891

Email: Kinhdoanh.codienvinhtien@gmail.com

Mô tả

Tủ điện chiếu sáng là loại tủ điện chứa các thiết bị đóng cắt và điều khiển được dùng để điều khiển hệ thống đèn đường, chiếu sáng vườn hoa, khu vực công cộng, sân bóng, siêu thị…, có loại treo tường hoặc đặt bệt. Tủ điện chiếu sáng sử dụng các bộ điều khiển đóng cắt theo thời gian thực như Timer hoặc các bộ điều khiển có thể lập trình chế độ điều khiển phức tạp như PLC. Tùy theo yêu cầu hoạt động của hệ thống chiếu sáng, tủ chiếu sáng có thể được thiết kế chức năng đơn giản hoặc phức tạp thậm chí chức năng thông minh tự động nhận biết điều kiện chiếu sáng để bật tắt bóng đèn cũng như điều chỉnh cường độ sáng phù hợp.

Tủ điều khiển chiếu sáng tự động chia thành 3 loại chính như sau:

Loại 1: Tủ điện chiếu sáng sử dụng Timer: Sử dụng Timer 24h làm bộ điều khiển bật tắt bóng đèn.

Có 2 chế độ hoạt động: tự động và bằng tay.

Cài đặt thông số hoạt động bằng cách đặt giờ Timer.

Dùng được cho 3 kiểu hệ thống chiếu sáng:

– Hệ thống chiếu sáng bật / tắt tất cả các bóng đèn 100% công suất, 2 khoảng thời gian trong ngày.

– Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện bật / tắt xen kẽ 1/2 số bóng đèn 100% công suất, 3 khoảng thời gian trong ngày.

– Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện bật / tắt tất cả các bóng đèn với 2 chế độ sáng 100% công suất hoặc một phần công suất (chế độ sáng yếu), 3 khoảng thời gian trong ngày.

Cho phép cài đặt 3 khoảng thời gian trong ngày, thay đổi được bằng cách đặt lại hẹn giờ của Timer.

Ưu điểm:

– Chi phí đầu tư thấp.

– Thao tác vận hành đơn giản.

Nhược điểm:

– Không cho phép cài đặt chế độ điều khiển phức tạp.

– Không cho phép điều khiển nhiều cụm đèn với chế độ hoạt động khác nhau.

– Không có chức năng giám sát và điều khiển từ xa.

Loại 2: Tủ điện chiếu sáng sử dụng PLC: Sử dụng PLC làm bộ điều khiển trung tâm.

Có 2 chế độ hoạt động: tự động và bằng tay.

Cài đặt thông số hoạt động thông qua phím chức năng.

Chi phí đầu tư trung bình.

Ưu điểm:

– Cài đặt chế độ hoạt động linh hoạt theo thời gian và công suất của đèn.

– Tự động thay đổi chế độ sáng theo mùa, theo tuần, ngày lễ tết…

– Ngoài điều khiển đèn chiếu sáng có thể điều khiển hệ thống đèn trang trí nhiều màu sắc.

– Có nhiều đầu ra cho phép điều khiển nhiều cụm đèn với chế độ hoạt động khác nhau.

Nhược điểm:

– Cần có hỗ trợ kỹ thuật khi cài đặt thông số điều khiển.

– Không có chức năng giám sát và điều khiển từ xa.

Loại 3: Tủ điện chiếu sáng truyền thông: sử dụng PLC làm bộ điều khiển trung tâm, có module truyền thông, phần mềm để giám sát và điều khiển từ trung tâm, thiết bị đo xa…

Được sử dụng cho các hệ thống chiếu sáng hiện đại như trung tâm thương mại, chiếu sáng trang trí cầu…

Các chức năng tương tự như tủ chiếu sáng PLC ngoài ra được tích hợp module truyền thông và phần mềm giám sát từ xa. Tại phòng điều khiển trung tâm có thể giám sát trạng thái hoạt động, điều khiển thông qua giao diện phần mềm trên máy tính.

Ưu điểm:

– Ngoài ưu điểm của loại tủ điện chiếu sáng 1 và tủ điện chiếu sáng 2, loại này có thể sử dụng được nhiều chế độ phức tạp và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng khó tính của các công trình trọng điểm.

Nhược điểm:

– Chi phí đầu tư cao.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

Nhà máy: Km15 Đại Lộ Thăng Long, Vân Côn, Hoài Đức, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243 212 3059

Di động: Ms Huyền – 0934 660 891

Email: Kinhdoanh.codienvinhtien@gmail.com

@!-/#Chào mỪng1
@!-/#Chào mỪng1